Chú Giải Tin Mừng Thứ Bảy Tuần XV Mùa Thường Niên (Mt 12,14-21) | Giáo Phận Phú Cường

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ BẢY TUẦN XV MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Mt 12,14-21

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: Xh 12.37-42

Con cái Israel đi từ Ramessê tới Socoth, số đàn ông đi bộ, không kể con nít, chừng sáu trăm ngàn.

Chúng ta đang nghe một tường thuật “hào hùng" mà vài chi tiết, được phóng đại. Các hy tế khi viết lại biến cố này nhiều thế kỷ sau, đã muốn nhờ con số lớn lao này khích lệ những người Do Thái khi đó chỉ là số còn lại “nhỏ nhoi”.

Trong các bản văn Công đồng. Hội Thánh được định nghĩa như một “dân đông đảo và một "đoàn chiên nhỏ bé"... Bởi vì dân Chúa thực sự thường là số nhỏ, được tiền định để mở tới đám đông.

Tôi cầu cho Hội Thánh, và cho số đông những người đợi chờ sự mạc khải của Chúa Giêsu Kitô.

Cũng có vô số dân tứ chiến cùng đi với họ.

Nhiều bản văn nhấn mạnh sự khác biệt về chủng tộc, tính phổ quát này vào buổi dân Chúa lên đường. Đây nói về một loại tổ hợp dị kỳ (Đnl 29,10; Cos 8,35 ; Lv 24,10): những người ngoại quốc, có thể cả những người Ai Cập, nạn nhân chế độ độc tài của Pharaô đã lợi dụng dịp này để trốn khỏi Ai Cập.

Chúa Giêsu sẽ nói rằng: Nước Trời giống như một mẻ lưới "lùa được cá đủ mọi thứ” (Mt 13,47). Tôi có chấp nhận sự “khác biệt" trong Hội Thánh không? Tôi có thể cho mình đóng kín trong những nhóm nhỏ an toàn gồm những người suy nghĩ giống như tôi không? Tôi nghĩ gì về sự “đa diện" chính trị của các Kitô hữu? Tôi có thể đối thoại với những người phân tán không?

Sự hiệp nhất của Israel sắp được hình thành nhưng trong sa mạc, và trong Đức tin, từ đám đông rời rạc chạy trốn cảnh nô lệ này.

Họ làm bánh không men bằng bột mang theo từ Ai Cập, vì lúc ra đi họ bị thối thúc rời Ai Cập không bị nhào men và cũng không kịp chuẩn bị lương thực.

Một lần nữa người ta tại nhấn mạnh việc ra đi vội vã qua chủ đề “bánh không men”.

Ra đi! Giã từ những tiện nghi vật chất, để chiếm lãnh sự tự do thiêng liêng. Thiên Chúa đã nói với Abraham: “Hãy rời bỏ xứ sở con" (St 12,1). Chúng ta ghi nhận rằng, dầu cho phải chịu những khổ cực bên Ai Cập, người Do Thái vẫn được hưởng vài mối lợi vật chất ngày kia trong sa mạc họ nuối tiếc “thịt béo niêu dầu" (Xh 16,3). Ra đi “không lương thực” ăn "bánh không đủ giờ dậy men”, là dấu chỉ một sự dứt bỏ, một sự sẵn sàng đáp lời mời gọi của Chúa, một ý chí tự thoát. “Họ bỏ chài lưới mà theo Người” (Lc 5,11; Mt 4;20 ; Mc 1,18). Cả Hôm Nay nữa, thánh thể của chúng ta là bánh không men. Đây chỉ là một kỷ niệm chính hay là một dân luôn sẵn sàng ra đi theo lời gọi dù rất nhỏ bé không?

Đêm đó là đêm phải giữ để kính nhớ Chúa đã dẫn đưa họ ra khỏi đất Ai Cập. Qua các thế hệ, mọi con cái Israel phải giữ đêm ấy.

Phải, việc cử hành lễ Vượt Qua là một lễ ban đêm, một “canh thức”.

Cả Hôm Nay nữa, “canh thức Phục sinh” của chúng ta là đỉnh cao phụng vụ trong năm và là phận vụ tươi đẹp nhất của lễ Phục sinh.

Chúng ta có biết cung ứng ý nghĩa đầy đủ cho đêm canh thức đó không? Thiên Chúa đã có công canh thức cho chúng ta, như người mẹ thức đêm bên giường đứa con bệnh tật của mình, như người lính gác ở những điểm tiền tiêu; đối mặt với hiểm nguy.

Chúa Giêsu cũng sẽ đòi chúng ta tỉnh thức? Và Người nêu gương cho chúng ta bằng những đêm cầu nguyện (Lc 6, 12) và sẽ canh thức vì chúng ta, trong đêm cuối tại thế của Người, đêm tại vườn Giêtsêmani Thiên Chúa không ngừng canh thức vì chúng ta. Còn tôi, có thời gian tỉnh thức và chú ý nào tôi dành cho Người

Đó là đêm Giavê canh thức để xem họ ra khỏi đất Ai Cập, đó là đêm của Giavê (đêm) canh thức của toàn thể con cái Israel theo các thế hệ của họ.

Bài đọc II: Mk 2,1-5

Sau khi tìm hiểu thoáng qua sách Isaia, chúng ta sẽ đọc ba trang của một trong các người đồng thời với Isaia, ngôn sứ Mikha. Chính vị này đã tuyên bố lời sấm danh tiếng: Phần ngươi hỡi Bêlem, ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất của Gia-đa, vì bởi ngươi là nơi vị lãnh tụ chăn dắt Israel sẽ ra đời. Chúng ta đọc lời ấy trong Mùa Vọng để dọn mừng lễ Giáng sinh.

Cũng như các vị ngôn sứ khác. Mikha vừa quyết liệt vừa dịu hiền, hàm dọa khi phải đa kích sự bất công và việc thờ ngẫu tượng, nhưng niềm hy vọng để an ủi vỗ về.

Khốn cho những ai tính chuyện ác quái, cấu tạo sự dữ khi nằm trên giường. Và lúc hừng sáng, chúng đem thi hành, khi chúng có quyền hành trong tay.

Đó là hạng người đặc biệt đáng ghê tởm... các kẻ không chỉ lành sự dữ, mà còn “tính toàn" và "gây tạo" sự dữ.

Chúng thèm khát ruộng đất và chiếm đoạt lấy nhà cửa, chúng cũng lấy, chúng uy hiếp cả chủ cả nhà, cả người và gia sản.

Trong thời Mikha nền kinh tế ở -nông thôn đã khủng hoảng trầm trọng. Các nhà doanh nghiệp không ngần ngại lợi dụng tình trạng ấy để chiếm đoạt đất đai của những nông dân đang gặp khó khăn.

Phải chăng tài sản được tích lũy làm thiệt hại cho những người nghèo, chỉ có vào thời đó?

Và trên bình diện quốc tế, một phần của mục sống chúng ta vượt xa hơn mức sống của thế giới thứ ba, là kết quả của những bất công, nói thế không đúng sao?

Chúng ta có thể đóng góp gì vào đó? ít ra, phải lưu tâm đến điều ấy… Và bằng mọi cách phải góp phần vào việc phát triển người khác. Không tiêu xài lãng phí… giảm bớt mức sống hiện tại của ta.

Việc chiêm niệm thiêng liêng nhất cũng đặt chúng ta trước những thực thi nóng bỏng này. Lời Chúa nếu được suy niệm nghiêm chỉnh, cũng dẫn chúng ta đến những vấn đề này.

Vì thế Đức Giavê phán thế này: Ta toàn linh giáng xuống trên dòng giống này một tai họa, nơi chúng sẽ bị lún sâu tới cổ, các ngươi sẽ không cất nổi đầu bước đi, vì đó sẽ là thời tai họa.

Một lần nữa, chúng ta lại nghe nói về việc Thiên Chúa can thiệp để bênh vực các người nghèo. Nếu vấn đề này được lặp đi lập lại làm chúng ta bực mình, nếu chúng ta cho đó là quá “cách mạng". Nếu chúng ta thấy rằng các ngôn sứ lợi dụng để lặp lại nhiều lần, phải chăng là để nhắm riêng vào chúng ta? Phần tôi, tôi hay thủ lợi về điểm nào? Lạy Chúa, xin giúp con thi hành sự thật khi giao tiếp với kẻ khác. Và xin ban cho con đủ can đảm để thay đổi.

Ngày ấy người ta sẽ đặt bài châm biếm các người, người ta sẽ ca bài ta thán mà rằng: Chúng tôi bị bóc lột hoàn toàn. Ôi! Người ta lấy phần của tôi, người ta phân chia ruộng đất chúng tôi. Và sẽ không có người nào để trả lại một phần trong cộng đồng của Giavê".

Những người chiếm đoạt đã bóc lột kẻ khác, thì chúng sẽ bị bóc lột lại. Và chúng mất hết thể diện. Người ta nhạo cười chúng.

Vì thế một lần nữa, các ngôn sứ đã lên án bất công xã hội, không - chỉ nhân danh pháp luật mà thôi. Không phải chỉ nghĩa vụ xã hội tôi phải ăn ở công chính mà thôi, nhưng còn cả "nghĩa vụ đạo đức nữa ". Vì đó là một tội chống lại Thiên Chúa. Hình phạt tệ hại nhất và không phải là bị bóc lột mà thôi? nhưng còn không được liên kết với Thiên Chúa và với các anh kết nghĩa là bị gạch số khỏi cộng đoàn của Chúa.

BÀI TIN MỪNG: Mt 12,14-21

Lại thêm một vụ rắc rối. nữa cho Đức Giêsu liên quan đến ngày Sa-bát: Người chữa lành một người bại liệt, lần này xảy ra ngay giữa hội đường!

Ra khỏi hội đường, nhóm Pha-ri-sêu bàn với nhau tìm cách giết Đức Giêsu.

Cuộc tranh luận đi trước đoạn văn này minh chúng rằng, trước hết Đức Giêsu có giúp nhóm Pha-ri-sêu tiến bộ. Người quả quyết với họ, việc cứu vớt một con chiên sa xuống giếng ngày Sa-bát, là điều tự nhiên thôi! Người nói tiếp: như thế ta càng có quyền và có bổn phận phải làm ơn cho một người nào đó dù là ngày Sa-bát… Những đầu óc họ đóng kín, họ thực sự khép kín trong những luật lệ khắt khe “được phép hay bị cấm đoán"... Và họ tưởng rằng mình sẽ mất Đức tin nếu vi phạm điều đó. Như vậy, họ quyết định bóp chết từ trong trứng nước cách giải thích Luật- mới mẻ trên họ lên kế hoạch giết Người.

Biết vậy, Đức Giêsu lánh đi nơi khác. Dân chúng theo Người đông đảo và Người chữa lành hết. Người còn cấm ngặt họ không được tiết lộ cho thiên hạ biết Người là ai.

Đây là luật đặc biệt phải giữ thinh lặng về Đấng thiên sai. Đức Giêsu truyền phải giữ im lặng trước phép lạ và mầu nhiệm liên hệ đến bản thân Người: Người nhấn mạnh người ta không được nói những điều đó.

Thái độ thù nghịch chung quanh Người trở nên hết sức mãnh liệt, khiến Người phải trốn lánh! Đó có phải là dấu chỉ của thất bại, một thú nhận sự bất lực và thái độ cam chịu đầu hàng không? Mát-thêu sẽ trả lời vấn nạn này bằng cách trưng dẫn một đoạn văn dài của Ngôn sứ Isaia (đây cũng là đoạn trích dẫn Cựu ước dài nhất). Nhờ đó ta có một chìa khóa quan trọng để am hiểu nhân cách của Đấng thiên Sai.

Đây là Người Tôi trung Ta tuyển chọn... Đây là người Ta yêu dấu, Ta hài lòng về Người.

Đức Giêsu là “người Tôi trung" đích thực của Thiên Chúa. Tôi có là người tôi trung của Thiên Chúa không?

Đức Giêsu là Người Chúa Cha yêu dấu. Xác tín đó có giúp tội an vui không?

Ta cho Thần Khí Ta ngự trên Người. Người sẽ loan báo công lý trước muôn dân.

Vai trò của Đức Giêsu không chỉ hướng tới dân được tuyển chọn hay những dân tộc đầu tiên được may mắn đón nhận Tin Mừng, nhưng là nhắm đến mọi dân nước đã được Thiên Chúa yêu thương trong Đức Kitô, vì Đức Giêsu đã được sai gửi đến với mọi dân tộc.

Người sẽ không cãi vã, không kêu to. Chẳng ai nghe thấy người lên tiếng giữa phố phường.

Đức Giêsu không là lãnh tụ trần thế theo nghĩa thông thường. Cũng không là một nhà cải cách, hay cách mạng gây đảo lộn tất cả hành động của Người mang tính “nội tâm" êm ả, thanh bình, nhân lành”. Người không gây náo động. Người không có ép kẻ khác nói về Người: Người yêu cầu giữ thinh lặng. Vai trò của Người là làm cho lương tâm con người sống dậy, chữa lành các vết thương, giúp cho các tội nhân lấy lại can đảm.

Cây lau bị giập, Người không đành bẻ gãy tim đèn leo lét Người chẳng nỡ tắt đi... Và muôn dân đặt niềm hy vọng nơi Người.

Ơn gọi của Đức Giêsu thật kỳ diệu. Ơn gọi yêu thương. Không đè bẹp, không dập tắt những đóm sáng còn leo lét, ban lại niềm hy vọng.

Lạy Chúa, xin cảm tạ vì Chúa đã có những thái độ như thế đối với chúng con, đối với riêng con.

Lạy Chúa, xin giúp chúng con trở nên giống Chúa.

 

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Đức Giê Su, người Tôi Trung của Thiên-Chúa.

HOÀN CẢNH:

Những người lãnh đạo tinh thần quân Do Thái, là các biệt phái, đứng về phía đối nghịch với Đức Giê Su. Sau một số lần tranh luận với Đức Giê Su, họ biết được những giáo lý mới lạ của Người, mà họ không thể chấp nhận được, đàng khác họ lại sợ uy tín và địa vị mình bị lung lay, nên họ đã hợp nhau bàn tính mưu kế hãm hại Người.

Biết được bọn biệt phái mưu toan làm hại, Đức Giê Su liền rời khỏi nơi đó, và hoạt động âm thầm.

Ý CHÍNH:

Bài Tin Mừng hôm nay thánh sử Mátthêu mượn lời ngôn sứ I-sai-a (42,1-4) để giới thiệu Chúa Giê-su là Người Tôi Trung của Thiên-Chúa.

TÌM HIỂU:

14 “Nhóm biệt phái bàn bạc để tìm cách giết Chúa Giê-su”:

Câu này nói lên tính cách thâm độc của nhóm biệt phái, và cững nói lên lý do Đức Giê Su tạm rút lui để hoạt động âm thầm.

15-16 “Biết vậy Đức Giê Su lánh khỏi vùng đó…”:

Hai câu này diễn tả Đức Giêsu là người khiêm nhường và nhân hậu (lánh khỏi nơi đó), đồng thời cũng ói lên: Người trung thành với sứ mệnh cứu thế được Chúa Cha trao phó (dân chúng theo Người đông đảo và Người chữa lành hết).

17-21 “Như thế là để ứng nghiệm lời ngôn sứ I-sai-a đã nói …”:

Để diễn tả Đức Giêsu là người tôi trung của Thiên-Chúa, thánh sử Mát-thêu áp dụng vào Đức Giê Su thái độ của người tôi tớ Gia-vê, được mô tả trong bài ca về người tôi tớ đó (Is 42,1-4):

Người Tôi Trung mang sứ mệnh loan báo công lý, ở đây hiểu là Tin Mừng Nước Trời. người thi hành sứ mệnh đó một cách khiêm tốn (hoàn cảnh lưu đày của Ít-ra-en, lúc mà bài ca về người Tôi Trung ra đời), như đầy tình thương nhân hậu, ngay cả đối với những kẻ chống đối đã xa cơ (cây lâu bị dập ám chỉ Ai-cập; tim đèn đã tắt mà vẫn bốc khói ám chỉ Ba-bi-lon, hai cường quốc này đã từng làm cho Ít-ra-en khốn đốn…).

Đức Giê Su thực hiện hoàn toàn lời sấm này. Bằng đường lối khiêm tốn và yêu thương, cuối cùng Người sẽ đưa Tin-Mừng đến toàn thắng trên sự dữ.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

1. Nhìn ngắm Chúa Giê-su:

a) Xem việc Chúa làm:

- “Biết vậy, Chúa Giê-su lánh khỏi nơi đó”:

- Sự tránh né này không phải vì sợ, vì nhát đảm hay yếu thế, thua cuộc, nhưng là để tránh sự dữ: nên cớ cho người ta vấp phạm.

- Đồng thời cũng để tỏ lòng nhân từ khoan hậu đối với những kẻ đang ám hại mình. Đây là thái độ của những người cao thượng, lấy “nhu thắng cương, nhược thắng cương”. Có bao giờ tôi có được những thái độ, lời nói, việc làm và ý tưởng khiêm nhường, hiền lành, nhân hậu và quảng đại đối với những người đang có âm mưu tính ám hại mình không?

+ Nếu có được như vậy, thì quả thực đó là thái độ của người môn đệ Chúa Giê-su.

+ Nếu chưa có, thì nhân dịp suy niệm bài Tin-Mừng này, bạn hãy cố gắng cảm nghiệm về tinh thần của Chúa để noi gương bắt chước và áp dụng vào cách cư xử trong đời sống hàng ngày.

b) “Dân chúng theo Người đông đảo, Người chữa lành hết”:

Thái độ hồ hởi của quần chúng đối với Chúa Giê-su, ngược hẳn với thái độ căm ghét thù hận của nhóm biệt phái.

Chúa Giê-su tránh những người biệt phái, nhưng vẫn rất dè dặt trước sự phấn khởi của đám đông dân chúng.

Đó là tinh thần khôn ngoan và sáng suốt, khiêm nhường và quên mình của người tông đồ: không nản chí và bất mãn với những thử thách và thất bại; đồng thời cũng không tự mãn và lạc quan trước những thành công đầy phấn khởi.

c) “Người còn cấm họ không được tiết lộ Người là ai”:

Chúa cấm vì lý do hoàn cảnh và bầu khí không thuận tiện (biệt phái đang tìm giết Người).

Chúa cấm vì lòng khiêm nhường, không làm vì danh mình, nhưng vì lợi ích của tha nhân (tinh thần mục vụ) và vì muốn chu toàn thánh ý của Chúa Cha thôi.

2. Đức Giê Su, Người Tôi Trung của Thiên-Chúa:

Thánh Mát-thêu giải thích thái độ của Chúa Giê-su, như là thể hiện một trong những lời sấm rõ nét và gợi ý nhất về Đấng Cứu Thế.

- Chúa Giê-su là người khiêm tốn, hiền từ và nhịn nhục: Vừa nghe tin biệt phái bàn mưu hại mình, thay vì đối đầu với họ và lấy uy quyền mình khử trừ họ, Người lại tự ý lánh đi nơi khác, vừa để nhường nhịn kẻ ác, vừa để tránh sự dữ, vừa để tỏ lòng khoan dung nhân hậu đối với kẻ thù.

- Chúa Giê-su thật là vị Mục Tử tốt lành, chăm sóc đoàn chiên. Trong lúc bị nguy hiểm như vậy, mà Người vẫn tiếp đón đám đông dân chúng và chữa lành hết. Đó là tinh thần của người tông đồ, biết lưu tâm đến mọi kẻ khốn khổ và ra tay cứu giúp họ.

- Chúa Giê-su trung thành trong sứ mệnh loan báo Tin-Mừng Nước-Trời.

Người thi hành sứ mệnh đó cách khiêm tốn: bị các biệt phái kết án và tìm cách giết (Người không xỉ vả, không kêu la).

Người thi hành sứ mệnh đó trong tình thương, ngay cả đối với những kẻ chống đối đã sa cơ (cây lau bị dập, Người không đành bẻ gãy, tim đèn leo lét chẳng nỡ tắt đi).

3. Thánh Phan-xi-cô đệ Sa-lê đã hoạt động tông đồ theo đường lối của Chúa Giê-su, và đã nói: “Một thìa mật bắt được nhiều ruồi, hơn một thùng dấm chua!”.

Người Tông Đồ cần suy niệm lại bài Tin-Mừng này để duyệt xét lại thái độ, việc làm và cách ứng xử của mình khi thi hành công việc Tông Đồ.

©2020 - GIÁO XỨ HƯNG VĂN. All rights reserved.